Tưởng tuệ
Tưởng tuệdo từ trong định tưởng phát ra, tùy theo ở mức độ nhập định tưởng lâu, mau, sâu, cạn; do đó có sự hiểu biết thấp cao. Tưởng tuệ là trí tưởng tượng, suy nghĩ nghĩa lý trong các kinh sách phát triển và Thiền Đông Độ, như những câu nói: “Chẳng nghĩ thiện nghĩ ác”.
“Độ hết chúng sanh thành Phật”. “Thấy tâm không thật thì tâm dứt, thấy người không thật thì người quên”, những câu nói này là tưởng tuệ, không tu hành gì được. Thập Mục Ngưu Đồ của Thiền Tông không xác định được người trâu đều quên ở mức độ nào mà trí tuệ phát sáng.
Chẳng lẻ hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không cũng có trạng thái người trâu đều quên, rồi cũng từ trong đó có trí tuệ phát sáng, cũng ngộ những công án, cũng thông suốt các lý luận của Thiền Tông và các kinh sách phát triển? Trí tuệ phát sáng này gọi là tưởng tuệ.
Gợi ý
-
Tướng chung
Đối với sắc, khi mắt vừa thấy một hình dáng toàn diện là tướng chung. Ví dụ: Khi chúng ta vừa thoáng thấy một hình bóng cô gái, hình bóng vừa thoáng thấy đó là mắt thấy sắc tướng chung của cô gái.
-
Tướng của định bất động tâm
là Tứ Niệm Xứ, một trạng thái tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
-
Tưởng
là tưởng thức, có hai phần cụ thể: 1- Ý thức tưởng, là chúng ta dùng ý thức mà tưởng tượng ra một vật mà vật đó không có ở trước mắt. 2-Tưởng thức tưởng, là do năng lực hoạt động của tưởng uẩn, khiến cho những hình ảnh của...
-
Tưởng thủ uẩn
Là phần vô hình của thân ngũ uẩn. Tưởng uẩn hoạt động mà người đời và tất cả tôn giáo đều hiểu lầm lạc, cho sự hoạt động của tưởng là thế giới siêu hình. Chiêm bao cũng là một dạng tưởng uẩn hoạt động, nhưng nó thuộc về ý...
-
Tưởng ấm ma
gồm có 18 loại hỷ tưởng ma.
-
Tưởng bộc lưu
là dòng thác tưởng tức là sức mạnh của tưởng dục (tưởng lực). Tưởng dục gồm có 18 loại hỷ tưởng (sáu tưởng căn, sáu tưởng trần, sáu tưởng thức) và bốn định vô sắc (Không Vô Biên Xứ Tưởng, Thức Vô Biên Xứ Tưởng, Vô Sở Hữu Xứ Tưởng,...
-
Tưởng dục
là tưởng uẩn khi gọi về tham dục, gồm có 18 loại hỷ tưởng và bốn định vô sắc. Bốn định vô sắc gồm có: Không Vô Biên Xứ Tưởng, Thức Vô Biên Xứ Tưởng, Vô Sở Hữu Xứ Tưởng, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
-
Tưởng không
không cảm nhận và không thấy hơi thở ra, vô.
-
Tưởng kiến
là sự hiểu biết của tưởng thức.
-
Tưởng lực
là tưởng uẩn khi gọi về năng lực.
-
Tướng phước điền
là tất cả hành động oai nghi tế hạnh đạo đức của một vị tu sĩ, là những hành động đạo đức giới luật của Đức Phật đã dạy làm người, làm Thánh Nhân.
-
Tướng riêng
Đối với sắc, khi thấy rõ ràng từng đường nét của hình dáng là tướng riêng. Ví dụ: Khi chúng ta thấy rõ gương mặt, mũi, miệng, tay chân, thân hình và cách trang sức của cô, đó là mắt thấy sắc tướng riêng.
-
Tưởng thông
gồm có 6: 1/ Thiên nhãn tưởng thông, 2/ Thiên nhĩ tưởng thông, 3/ Tỷ tưởng thông, 4/ Thiệt tưởng thông, 5/ Thần túc tưởng thông, 6/ Tha tâm tưởng thông.
-
Tưởng thức
là cái biết trong giấc mộng; là cái biết của các nhà ngoại cảm; là cái biết của những người lên đồng nhập xác; là cái biết của những phù thủy. Tưởng thứcthuộc về tưởng uẩn có sự tưởng nghĩ, ghi nhớ, nhớ lại không bị không gian và thời...
-
Tưởng thức phân biệt
là không có đối tượng.
-
Tưởng trần
gồm có 6: 1/ Sắc tưởng, 2/ Thinh tưởng, 3/ Hương tưởng, 4/ Vị tưởng, 5/ Xúc tưởng, 6/ Pháp tưởng.
-
Tưởng tri
là sự hiểu biết bằng tưởng thức, qua tưởng thức, không rõ ràng cụ thể thiết thực, ý thức không thấy, không hiểu biết được, nên phải vận dụng tưởng thức tưởng tượng ra bằng những hình ảnh trừu tượng nên nó không thật có.Ví dụ: Một người chưa từng...
-
Tưởng uẩn
Tưởng uẩn là phần vô hình của thân ngũ uẩn, nhưng nó hoạt động theo sự tiếp nhận của các từ trường sắc uẩn còn lưu lại trong không gian. Tưởng uẩn cũng có những năng lực như sắc uẩn và còn hơn nữa. Cho nên, có những điều sắc...
-
Tưởng vô sắc định
một trạng thái không tưởng, giống như người trong mộng. Người nhập định tưởng còn mộng mị chiêm bao, vì định tưởng là môi trường tưởng thức. Hầu hết các thiền sư Đông Độ đều còn nằm chiêm bao, tức là còn tưởng dục (như thiền sư Hoàng Bá, Hám...
-
Tưởng, thọ là tâm hành
Tưởng là tưởng uẩn; thọ là thọ uẩn. Khi tưởng uẩn và thọ uẩn còn hoạt động thì không bao giờ nhập diệt thọ tưởng định được. Ở đây đức Phật nêu: “Tưởng, thọ là tâm hành”cho chúng ta biết khi nhập Tam Thiền thì phải ly tưởng dục (ly...